Neo đậu tàu thuyền tránh trú bão. Ảnh minh họa
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,ặtchẽdiễnbiếncủabatildeosốđểchủđộngứlịch vô địch đức Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai Hoàng Văn Thắng chủ trì cuộc họp.
Để chủ động ứng phó với bão số 4, Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng đề nghị các tỉnh, thành phố, các bộ ngành liên quan tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão và thông báo kêu gọi tàu thuyền tìm nơi tránh trú an toàn, hoặc thoát ra khỏi vùng nguy hiểm, rà soát, sẵn sàng triển khai các phương án phòng, tránh theo nội dung Công điện số 29 ngày 23-7 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai-Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn.
Cơ quan chức năng tiếp tục thông tin cảnh báo vùng nguy hiểm của bão căn cứ vào tình hình thực tiễn diễn biến bão, trên cơ sở đó các địa phương chủ động cấm biển; cần hết sức quan tâm đến đến vấn đề hồ chứa, công tác xả lũ, xử lý kịp thời các tình huống có thể xảy ra.
Các tỉnh hạ du hồ Hòa Bình tăng cường công tác thông tin cảnh báo và sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn cho hệ thống đê điều khi hồ đang xả lũ.
Các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và các địa phương tăng cường thời lượng phát sóng, đưa tin về diễn biến của bão, phổ biến các kỹ năng ứng phó với bão và mưa lũ theo tài liệu được cung cấp từ Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai.
Theo báo cáo 257 ngày 24-7 của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa đã phối hợp với các địa phương, gia đình chủ tàu, thuyền trưởng thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 61.774 phương tiện/249.329 lao động biết diễn biến, hướng di chuyển của bão số 4 để chủ động di chuyển vòng tránh hoặc thoát ra khỏi vùng nguy hiểm. Số tàu hoạt động trong khu vực nguy hiểm (gồm cả quần đảo Hoàng Sa) là 415 tàu/3.319 lao động; neo đậu tại bến 51.651 phương tiện/180.782 lao động; hoạt động tại các khu vực khác 9.708 tàu/65.228 lao động.
Theo Vụ quản lý công trình thủy lợi và an toàn đập, Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các hồ chứa khu vực Bắc Bộ đạt 50-65% dung tích thiết kế; hiện tại có 138 hồ chứa xung yếu (một số tỉnh có nhiều hồ chứa xung yếu như Yên Bái có 10 hồ, Tuyên Quang có 9 hồ, Bắc Giang có 12 hồ).
Các hồ đặc biệt quan tâm khi có mưa lớn gồm hồ Kai Hiển (Lạng Sơn); Cửa Cốc, Chùa Ông, Khe Ráy, Khe Cát (Bắc Giang); hồ Núi Cốc (Thái Nguyên), Lái Bay, Noong Đúc (Sơn La); một số hồ đạt dung tích tương đối cao như Hồng Sạt 97% (Điện Biên), Vân Trục 83% (Vĩnh Phúc), Ngòi Vần 116%, Thượng Long 90% (Phú Thọ), Bảo Linh 90%, Giò Miếu 101% (Thái Nguyên), Đồng Mô 85% (Hà Nội); Khuôn Thần 63% (Bắc Giang), Chúc Bài Sơn 85% (Quảng Ninh).
Các hồ chứa khu vực Bắc Trung Bộ đạt 60-70% dung tích thiết kế; hiện tại có 83 hồ xung yếu (các tỉnh có nhiều hồ xung yếu như Thanh Hóa 20 hồ, Nghệ An 19 hồ, Hà Tĩnh 16 hồ...); một số hồ đạt mức cao như Duồng Cốc 101%, Cống Khê 103% (Thanh Hóa), Sông Sào 86% (Nghệ An); Kim Sơn 94% (Hà Tĩnh); An Mã 83%, Vực Tròn 100% (Quảng Bình), Bảo Đài 73% (Quảng Trị), Hồ Truổi 94%, Hòa Mỹ 90% (Thừa Thiên-Huế)...
Các hồ chứa khu vực Tây Nguyên đạt 60-70%, các hồ chứa tại các tỉnh Đông Nam Bộ đạt 45-55% dung tích thiết kế.
Hiện tại có 3 hồ chứa thủy lợi có cửa van đang xả nước là hồ Núi Cốc xả với lưu lượng 100m3/s (từ 13 giờ ngày 17-7), hồ Đá Hàn (tỉnh Hà Tĩnh) xả với lưu lượng 10 m3/s (hồ đang trong quá trình bàn giao cho tỉnh), hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh) xả với lưu lượng 100m3/s.