【keo bóng】Giá xăng, giá lợn giảm tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế?

gia xang gia lon giam tac dong tich cuc toi tang truong kinh teThủ tướng yêu cầu đẩy mạnh các giải pháp đưa giá lợn hơi về mức bình thường
gia xang gia lon giam tac dong tich cuc toi tang truong kinh teMỗi lít xăng giảm hơn 4.000 đồng, giá xăng chạm đáy
gia xang gia lon giam tac dong tich cuc toi tang truong kinh teKéo giá lợn xuống 60.000 đồng/kg vào cuối quý II
gia xang gia lon giam tac dong tich cuc toi tang truong kinh teCPI quý I tăng 5,56%, cao nhất trong 5 năm qua
gia xang gia lon giam tac dong tich cuc toi tang truong kinh te
Dự báo, giá xăng và giá lợn giảm sẽ ngay lập tức tác động tích cực tới CPI. Ảnh: Nguyễn Thanh

Doanh nghiệp lợi lớn

Đón nhận thông tin giá xăng dầu giảm sâu, ông Nguyễn Tương, Phó Tổng thư ký Hiệp hội DN logistics Việt Nam không giấu nổi sự vui mừng chia sẻ, giá xăng dầu giảm mạnh DN logistics rất phấn khởi. Các yếu tố như giá xăng giảm, phí BOT giảm không chỉ lợi cho DN logistics mà thực chất còn lợi cho DN XNK, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN.

Trong chi phí logistics hiện nay của Việt Nam, chi phí vận tải chiếm khoảng 60%. Hiện nay, vận tải đường bộ nội địa chiếm trên 75% thị phần. Giảm chi phí vận tải đóng một vai trò quan trọng trong giảm chi phí logistics nói chung.

Hiện nay, dù hoạt động vận tải bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (Covid-19), tuy nhiên giá xăng dầu giảm vẫn tác động rất tích cực, giúp DN bớt đi phần nào gánh nặng khi doanh thu sụt giảm.

“Ví dụ, ô tô trước đây chở 100 chuyến/ngày, nay còn 50 chuyến/ngày thì DN vẫn phải mua xăng dầu để chạy. Giá xăng dầu giảm mạnh thì dù chạy 50 chuyến cũng là được hưởng lợi”, ông Tương phân tích thêm.

Ngoài câu chuyện giá xăng dầu giảm mạnh, một tin vui khác về mặt giá cả là ngay tại buổi làm việc với các DN chăn nuôi lớn do Bộ NN&PTNT tổ chức sáng ngày 30/3 tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, 15/15 DN chăn nuôi lớn đã cam kết điều chỉnh giá lợn hơi xuống mức 70.000 đồng/kg từ ngày 1/4 tới.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá, điều chỉnh giá lợn hơi xuống mức 70.000 đồng/kg là góp phần thực hiện mục tiêu kép cùng chung tay bảo vệ thị trường sản xuất thịt lợn trong nước, cùng chia sẻ lợi ích với người tiêu dùng, đồng thời để đảm bảo CPI ở mức ổn định.

Khả quan kiểm soát CPI

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế tài chính (Học viện Tài chính) nhìn nhận, giá xăng và giá lợn giảm là tin vui, chắc chắn tác động tích cực tới yếu tố kiểm soát lạm phát thời gian tới.

“CPI quý I là 5,56%. CPI quý II chắc khoảng hơn 4%. Cả năm nay, cơ hội kiểm soát CPI dưới 4% vẫn có khả năng đạt được nhưng cũng không thể khẳng định chắc chắn, tự tin tuyệt đối”, ông Độ nhấn mạnh.

Liên quan tới câu chuyện giá lợn, phát biểu tại buổi họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế-xã hội quý I/2020 mới đây của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho hay, Chính phủ kêu gọi kéo giá lợn xuống dưới 60.000 đồng/kg.

Giảm giá lợn hơi giúp kiểm soát tốt CPI. Sau khi dập được dịch tả lợn châu Phi, thúc đẩy tái đàn là giải pháp quan trọng cung cấp thưc phẩm cho người dân, kiểm soát lạm phát.

Dự kiến, sau khi giảm giá xuống mức 70.000 đồng/kg lợn hơi từ ngày 1/4 tới, giá lợn sẽ từng bước được kéo giảm xuống mức 60.000 đồng/kg vào cuối quý II, đầu quý III. Nhận định động thái giảm giá lợn hơi của các DN lớn là thông tin tốt, đáng hoan nghênh, tuy nhiên ông Nguyễn Đức Độ lưu ý thêm: “Nếu giá lợn hơi ngay lập tức được giảm xuống mức 60.000 đồng/kg vào tháng 4 tới thì việc kiểm soát CPI dưới 4% trong năm nay sẽ tự tin hơn nhiều”.

Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Hải quan về việc giá xăng, giá lợn đồng loạt giảm có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế nói chung như thế nào, ông Nguyễn Đức Độ khẳng định, dù giá xăng dầu giảm song ngay trước mắt điều này chỉ có tác dụng hỗ trợ phần nào chứ không tác động nhiều tới tăng trưởng kinh tế. Đó là bởi hiện nay nhiều ngành đang bị gián đoạn sản xuất do dịch Covid-19.

Tuy nhiên, khi dịch qua đi giá xăng rẻ sẽ là lợi thế. Dù vậy, ông Độ cũng lưu ý, giá xăng hiện tại có thể nói đã đạt mức “kịch sàn”, khi dịch qua đi giá xăng hoàn toàn có thể diễn biến theo chiều hướng tăng lên.

Trong kỳ điều hành giá xăng dầu chiều ngày 29/3, Liên Bộ Công Thương-Tài chính đã quyết định điều chỉnh giảm sâu giá toàn bộ các mặt hàng xăng dầu, đưa giá xăng dầu xuống mức thấp nhất trong khoảng 10 năm trở lại đây.

Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 4.100 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 4.252 đồng/lít; dầu diesel 0.05S giảm 1.776 đồng/lít; dầu hỏa giảm 2.705 đồng/lít; dầu mazut 180CST 3.5S giảm 1.048 đồng/kg. Như vậy, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường không cao hơn mức giá: Xăng E5RON92 không cao hơn 11.956 đồng/lít; xăng RON95-III không cao hơn 12.560 đồng/lít; dầu diesel 0.05S không cao hơn 11.259 đồng/lít; dầu hỏa không cao hơn 9.141 đồng/lít; dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 9.453 đồng/kg. Từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu đã được điều chỉnh giảm 6 lần liên tiếp.

Về giá cả mặt hàng thịt lợn, báo cáo của Bộ NN&PTNT nêu rõ, từ tháng 1-3/2019, giá lợn duy trì ở mức từ 45.000 đến 47.000 đồng/kg lợn hơi; tháng 4 đến 7/2019, giá lợn giảm xuống 35.000 đồng/kg; tháng 8 đến 12/2019, giá lợn tăng từ 42.000 - 86.000 đồng/kg; tháng 1 đến 3/2020, giá lợn giảm từ 84.000 - 78.000 đồng/kg lợn hơi.