Đây là phát biểu nhấn mạnh về vai trò thị trường chứng khoán (TTCK) trong nền kinh tế của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển TTCK năm 2024,ủtướngChínhphủPháttriểnkinhtếkhôngthểthiếuthịtrườngchứngkhoálich thi dau bóng da hom nay do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tổ chức, sáng ngày 28/2/2024.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VPG. |
Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã bày tỏ vui mừng khi sau 25 năm xây dựng và phát triển TTCK, một hội nghị liên quan tới lĩnh vực chứng khoán được tổ chức với sự tham gia và quan tâm rất lớn của hàng trăm đại biểu.
Thủ tướng khẳng định, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm tới thị trường tài chính, trong đó có TTCK. "Có lẽ không tuần nào tôi không nói chuyện và làm việc với các đồng chí lãnh đạo có liên quan tới TTCK và luôn theo dõi TTCK. Lúc 12h40 hàng ngày, tôi luôn theo dõi bản tin xem TTCK hôm nay thế nào để có phản ứng chính sách kịp thời, nếu không theo dõi được thì rất sốt ruột. Khi có biến động nào đó thì chúng tôi luôn đặt mình vào vị trí của các nhà đầu tư, nhà phát hành, trên tinh thần cùng thắng, lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, các bên đều thắng tức là góp phần phát triển kinh tế Việt Nam nhanh, bền vững, lành mạnh theo chủ trương của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Chúng tôi cũng luôn suy nghĩ Chính phủ phải bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các nhà đầu tư, các chủ thể liên quan tới TTCK" - Thủ tướng chia sẻ.
Hai năm vừa qua, các chủ thể đã cùng nhau chia sẻ, vượt qua khó khăn. Nhờ đó, nếu năm 2022 là năm thăng trầm của thị trường thì năm 2023 đã khắc phục nhiều khó khăn, cải thiện tình hình, tập trung làm những việc phải làm và có tiến bộ hơn. Năm 2024 phải tăng tốc và năm 2025 phải bứt phá. Điều này cần cùng phát huy trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành, các nhà đầu tư, các nhà phát hành và các chủ thể liên quan. |
Thủ tướng bày tỏ: "Chúng ta cùng nhau xây dựng và phát triển TTCK Việt Nam còn non trẻ. Qua 25 năm, thị trường có nhiều thăng trầm, đột phá và đang tiếp tục phát triển theo tinh thần tiến kịp, đi cùng, tăng tốc, nên không thể không có những khó khăn, trong bối cảnh Việt Nam là nước đang phát triển. Nền kinh tế đang chuyển đổi, quy mô còn khiêm tốn, sức chống chịu có hạn nhưng độ mở lớn, một tác động nhỏ bên ngoài cũng có thể ảnh hưởng lớn tới bên trong".
Thủ tướng cho rằng, trong hai năm vừa qua, các chủ thể đã cùng nhau chia sẻ, vượt qua khó khăn. Nhờ đó, nếu năm 2022 là năm thăng trầm của thị trường thì năm 2023 đã khắc phục nhiều khó khăn, cải thiện tình hình, tập trung làm những việc phải làm và có tiến bộ hơn. Năm 2024 phải tăng tốc và năm 2025 phải bứt phá. Điều này cần cùng phát huy trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành, các nhà đầu tư, các nhà phát hành và các chủ thể liên quan.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng đã cảm ơn, ghi nhận, đánh giá cao Bộ Tài chính, UBCKNN, Văn phòng Chính phủ, các cơ quan liên quan đã chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo hội nghị, các ý kiến phát biểu và tham luận tâm huyết, sâu sắc, sát thực tiễn của các đại biểu. Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính tiếp thu ý kiến; sớm hoàn thiện để trình ban hành văn bản phù hợp sau hội nghị.
Nhấn mạnh thêm một số nội dung, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phân tích về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của TTCK Việt Nam.
Theo đó, TTCK là một cấu phần quan trọng của thị trường tài chính (thị trường tiền tệ, thị trường vốn) nói riêng và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta nói chung. Khi phát triển đến trình độ cao, TTCK có vai trò là "hàn thử biểu" của nền kinh tế. TTCK cũng là một kênh đầu tư linh hoạt, hấp dẫn của các tổ chức và cá nhân đầu tư; đồng thời là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân. TTCK góp phần quan trọng thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội, nhất là kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức.
"Tóm lại, phát triển kinh tế thì không thể thiếu TTCK. Phát triển TTCK là một yêu cầu khách quan" - Thủ tướng nhấn mạnh.
Toàn cảnh Hội nghị Triển khai nhiệm vụ phát triển TTCK năm 2024. Ảnh: Duy Thái |
Sau khi điểm lại một số dấu mốc quan trọng của chặng đường phát triển ngành Chứng khoán và TTCK, Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã ban hành 28 nghị định quy định liên quan đến chứng khoán và TTCK.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1726/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2030, với mục tiêu: "Phát triển TTCK ổn định, an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững, hội nhập; nâng cao khả năng chống chịu rủi ro, có cơ cấu hợp lý giữa các cấu phần thị trường, trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng, chủ yếu cho nền kinh tế; duy trì tăng trưởng về quy mô, chú trọng nâng cao chất lượng; phát triển các công cụ tài chính xanh, tài chính bền vững; đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực chứng khoán; xây dựng hệ thống quản lý, giám sát thị trường gắn với ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại; tăng cường liên kết và hội nhập quốc tế, từng bước thu hẹp về khoảng cách phát triển giữa TTCK Việt Nam so với TTCK các nước phát triển".
Chia sẻ tại hội nghị, Thủ tướng mong muốn thay vì tăng giảm đột ngột, thị trường tăng dần đều, ổn định và ngày càng bền vững hơn. “Chúng ta phải phát triển TTCK công khai, minh bạch, an toàn, toàn diện, bao trùm, lành mạnh, hội nhập, bền vững, hiệu quả; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các chủ thể liên quan. Từ thị trường sơ khai, TTCK Việt Nam đang ở thị trường cận biên và đặt mục tiêu trở thành thị trường mới nổi trước năm 2025, góp phần thực hiện thu hút mạnh mẽ dòng vốn gián tiếp nước ngoài" - Thủ tướng cho hay.
Tại hội nghị, Thủ tướng cũng đã dành thời gian điểm lại những kết quả nổi bật của TTCK trong những năm qua.
Đầu tiên, Thủ tướng cho biết thể chế, cơ chế, chính sách phát triển TTCK được từng bước xây dựng, rà soát, hoàn thiện, bổ sung phù hợp theo từng thời kỳ và trình độ, yêu cầu phát triển, với chủ trương, đường lối của Đảng, các luật được ban hành bởi Quốc hội, nghị định của Chính phủ.
Cùng với đó, TTCK đã không ngừng hoàn thiện về cấu trúc và hiện đại hóa. Cơ cấu của thị trường từng bước được hoàn thiện, từ chỗ chỉ có thị trường cổ phiếu đến nay đã có thêm thị trường trái phiếu và TTCK phái sinh.
Vào ngày đầu giao dịch (28/7/2000), TTCK chỉ có 2 doanh nghiệp niêm yết, 6 công ty chứng khoán thành viên, đến cuối năm 2023 đã có hơn 1,6 nghìn doanh nghiệp niêm yết, đăng ký giao dịch và 82 công ty chứng khoán hoạt động.
Hệ thống các tổ chức kinh doanh chứng khoán, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng khoán có sự phát triển cả về năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực tài chính, chất lượng dịch vụ, ngày càng phát huy vai trò cầu nối giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp.
Việc giao dịch chứng khoán từ chỗ nhà đầu tư phải đến các trung tâm chứng khoán, đăng ký mua bán chứng khoán bằng phiếu đến nay có thể ngồi bất cứ đâu, giao dịch bằng bất kỳ thiết bị thông minh nào. Từ chỗ nhà đầu tư chủ yếu nhìn bảng điện tử đến nay các công cụ phân tích được cung cấp đa dạng, phong phú, tiện dụng trên nhiều nền tảng.
Đồng thời, thị trường không ngừng phát triển về quy mô, khả năng huy động vốn cho doanh nghiệp. Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng trưởng tích cực từ 0,22% GDP năm 2000 lên năm lên 33,52% GDP năm 2010 và 58,1% GDP năm 2023.
Thủ tướng Phạm Minh Chính trò chuyện cùng các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: VGP |
Số lượng nhà đầu tư tăng từ 3 nghìn tài khoản năm 2000 lên hơn 7,29 triệu tài khoản, tương đương 7,5% dân số vào năm 2023. Đồng thời, chất lượng, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của các nhà đầu tư ngày càng được nâng cao.
Giá trị giao dịch bình quân (gồm cả cổ phiếu, trái phiếu) tăng từ gần 11,7 nghìn tỷ/phiên năm 2016 lên khoảng gần 24,4 nghìn tỷ/phiên năm 2023, trong đó tính riêng giao dịch cổ phiếu đã có nhiều phiên giao dịch vượt con số 1 tỷ USD.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận và biểu dương những nỗ lực tích cực và kết quả trong công tác quản lý nhà nước, điều hành hoạt động của lĩnh vực chứng khoán và TTCK của Bộ Tài chính, UBCKNN, sự phối hợp của các cơ quan ban, bộ, ngành, địa phương; sự đồng hành và chung tay góp sức của các doanh nghiệp, các tổ chức định chế thị trường và cộng đồng các nhà đầu tư trong nước, quốc tế. |
Trong 10 năm qua (2014 - 2023), TTCK đã thực hiện huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế đạt 3,8 triệu tỷ đồng, bình quân mỗi năm đạt 380 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 4,35 lần so với giai đoạn trước. Trong đó, doanh nghiệp đã huy động được 1,15 triệu tỷ đồng, tăng gấp 3,15 lần so với giai đoạn trước. Như vậy, TTCK đã tạo ra nguồn vốn cần thiết phục vụ hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đồng thời thúc đẩy quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Chính phủ huy động được 2,66 triệu tỷ đồng, tăng gấp 5,2 lần so với giai đoạn trước với lãi suất thấp hơn và kỳ hạn dài hơn, TTCK góp phần tái cơ cấu, tăng tính bền vững cho danh mục nợ công quốc gia và chủ động nguồn vốn cho đầu tư công.
Một trong những kết quả nổi bật khác được Thủ tướng nhắc tới đó là TTCK ngày càng phát triển theo tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế, đáp ứng các tiêu chí quan trọng của các tổ chức xếp hạng trên thế giới. Quy mô vốn hóa đạt gần 200 tỷ USD, lớn hơn nhiều thị trường châu Á như Philippines, Qatar, Kuwait... hay châu Âu như Hy Lạp, Czech, Hungary... Thanh khoản trung bình đạt gần 700 triệu USD, tương đương Indonesia, Malaysia, Singapore và chỉ đứng sau Thái Lan trong khối ASEAN.
Mặt khác, việc hợp tác quốc tế được tăng cường. Nhân chuyến công tác của Thủ tướng Chính phu tại Mỹ vào tháng 9/2023, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ký kết Ý định thư hợp tác với Sở Giao dịch chứng khoán Nasdaq. Nhiều hoạt động hợp tác quốc tế khác về tài chính và xây dựng thị trường vốn với các đối tác có nhiều kinh nghiệm và thế mạnh cũng được thúc đẩy như: Hội nghị bàn tròn tại Luxembourg vào tháng 7/2023 về kết nối Việt Nam - Luxembourg để xây dựng thị trường vốn xanh; Hội nghị xúc tiến đầu tư với Hoa Kỳ tại Los Angeles vào tháng 11/2023 do Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì...
“TTCK góp phần thúc đẩy và tạo sức dẫn dắt quan trọng cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế của Việt Nam áp dụng các chuẩn mực tài chính quốc tế, giúp nâng cao năng lực quản lý, quản trị doanh nghiệp theo hướng hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển và tiến bộ của thế giới” - Thủ tướng nói.
Bên cạnh đó, công tác giám sát, thanh tra và xử lý vi phạm trên TTCK được tăng cường. Nhiều vụ việc nổi cộm trên thị trường được điều tra, xác minh, làm rõ, quyết liệt xử lý nghiêm theo quy định pháp luật; từ đó, góp phần nâng cao tính minh bạch, công bằng của thị trường và củng cố niềm tin của nhà đầu tư.
Ngoài ra, nhiều nhà đầu tư lớn, chuyên nghiệp, bao gồm các quỹ đầu tư và các tổ chức tài chính hàng đầu thế giới đánh giá rất cao sự tiến bộ cũng như tiềm năng, dư địa phát triển của TTCK Việt Nam.
Tuy vậy, tại hội nghị, Thủ tướng cũng nêu một số điểm còn tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trên TTCK cần nhanh chóng tháo gỡ, khắc phục. Chẳng hạn như vấn đề về xây dựng đồng bộ và hoàn thiện khung khổ pháp lý, vẫn còn tình trạng làm giá, thao túng chứng khoán gây thiệt hại cho nhà đầu tư và niềm tin thị trường; chuẩn mực kế toán, chế tài xử lý xử phạt chưa nghiêm minh, thông tin công bố của một số doanh nghiệp đại chúng, công ty niêm yết, nhà đầu tư chưa bảo đảm tính chính xác, đầu tư hạ tầng công nghệ cao còn chậm…/.