Nhà cái uy tín

【monaco vs lorient】Balô, túi xách hàng hiệu loạn giá ở chợ Sài Gòn

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:World Cup   来源:Cúp C2  查看:  评论:0
内容摘要:Balô, túi xách, vali đủ loại xuất hiện ngày một dày đặc khi nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng ở nh monaco vs lorient

Balô,ôtúixáchhànghiệuloạngiáởchợSàiGòmonaco vs lorient túi xách, vali đủ loại xuất hiện ngày một dày đặc khi nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng ở nhóm hàng này khá cao luôn hấp dẫn các địa chỉ bán sỉ, bán lẻ. Bên cạnh sản phẩm chính hãng, nhiều sản phẩm “nhái” ăn theo khiến các đơn vị sản xuất có thương hiệu đau đầu.

Trong khi đó, người tiêu dùng hoang mang giữa thị trường túi xách do không biết hàng giả, hàng thật lẫn lộn.

Thế giới có thương hiệu gì, chợ VN có đủ

Sẵn dịp cuối tuần, lại chuẩn bị cho chuyến đi chơi xa, chị Nguyễn Mai Anh (đường Thạch Thị Thanh, quận 1, TP.HCM) tranh thủ đi “săn” balô tiện dụng, đựng được nhiều đồ. Nghe theo chỉ dẫn của bạn bè, chị Mai Anh tìm đến Trung tâm Saigon Square (quận 1) để tìm cho mình sản phẩm ưng ý.

Theo chân chị Mai Anh đi mua hàng mới thấy balô, vali của nhiều nhãn hàng nổi tiếng có mặt hết ở trung tâm này, nhưng giá cả thì mỗi nơi một kiểu. Tại tầng 1, nơi tập trung khá nhiều quầy hàng túi xách, balô da, chị Mai Anh hỏi mua một chiếc túi xách da loại nhỏ bên ngoài in chữ Gucci thì được nhân viên rao giá 650.000 đồng cho chiếc túi này.

Ngoài dòng chữ Gucci, sản phẩm này không hề có thêm tem hay nhãn hướng dẫn sử dụng, bảo hành. Thắc mắc thì được nhân viên bán hàng giải thích hàng này nhập khẩu từ Hong Kong, không phải hàng trong nước, sản phẩm đảm bảo.

Lấy lý do không ưng ý, chúng tôi tìm một quầy hàng khác với chiếc túi xách lớn hơn có nhãn hiệu Lacoste, màu xanh xám, được ra giá 750.000 đồng và nhân viên cho biết hàng nhập khẩu. Tiếp tục thắc mắc về việc bảo hành bao lâu, anh chủ tiệm trả lời: “Sản phẩm này không có bảo hành, do mình xài thì mình giữ thôi à”. Tương tự, một chiếc balô nhãn hiệu The North Face tại đây cũng được rao giá 700.000 đồng nhưng không có tem, nhãn cụ thể về sản phẩm.

Một cửa hàng bán balô trên đường Tôn Thất Tùng, quận 1, TP.HCM. Ảnh Tuổi trẻ

Ghi nhận tại trung tâm này, vali, túi xách của nhiều nhãn hàng như Montblanc, Gucci, Lacoste, Leaves King hay thậm chí là Nike, Adidas, The North Face được bày bán rất nhiều với số lượng lớn. Các sản phẩm này hầu hết có mức giá từ 500.000 đến 700.000 đồng/chiếc. Nhiều chủ tiệm khẳng định là hàng nhập khẩu từ Hong Kong hoặc hàng VN gia công, chỉ có một vài sản phẩm chứ không có hàng để bán nhiều.

Tại một địa chỉ mua hàng trên đường Tôn Thất Tùng (quận 1), bên cạnh nhiều sản phẩm có tem nhãn nhập khẩu cụ thể, nhiều mẫu balô mang nhãn hiệu Nike, Adidas nhưng giá niêm yết chỉ ở mức 450.000 đồng/chiếc túi lớn. Tương tự, ghé một tiệm kinh doanh trên đường Phan Văn Trị (quận Bình Thạnh), các loại balô, túi xách hay dép của nhãn hiệu Nike, Adidas được giới thiệu là hàng gia công xuất đi nước ngoài nên mức giá chỉ từ 250.000 đến 350.000 đồng/sản phẩm. Tất cả mặt hàng này đều có tem với logo sơ sài.

Không riêng tại các trung tâm thương mại, rất nhiều shop thời trang chuyên về các dòng sản phẩm balô, quần áo, giày dép xuất hiện. Tìm hiểu chọn mua một balô đựng máy ảnh chuyên dụng, anh Hữu Thượng (ngụ quận Bình Thạnh) đã lên mạng và nhanh chóng bị choáng vì quá nhiều mặt hàng, mức giá và nơi đâu cũng cam kết “hàng chính hãng, giá rẻ nhất”, tất cả đều là những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới!

“Một chiếc túi đựng máy ảnh hiệu Lowepro cùng dòng, mã hàng nhưng một trang web bán hàng thương mại cam kết giá rẻ nhất là 2,2 triệu đồng. Vào một trang mạng xã hội, chiếc túi này được chào với giá chỉ 1,45 triệu đồng trong khi lên trang web của chính hãng ở nước ngoài giá niêm yết gần 3,5 triệu đồng”, anh Thượng nói.
90% không phải hàng chính hãng

Giám đốc một công ty sản xuất túi xách khẳng định hầu hết các trang bán hàng túi xách, balô trên mạng đều là hàng nhái, hàng giả hoặc hàng xách tay không rõ nguồn gốc. “Các thương hiệu lớn khi mở rộng mạng lưới bán hàng đều cấp license (giấy chứng nhận) cho đại lý, nếu người bán trình được chứng nhận này thì mới là hàng thật”, ông này khẳng định.

Đại diện một nhãn hàng có túi xách, giày bị làm nhái, làm giả nhiều cho biết trong khi mẫu mã hàng chính hãng không nhiều, giá cũng khá cao dao động từ 1,2-1,7 triệu đồng/sản phẩm balô loại nhỏ thì rất nhiều nơi chỉ bán với giá phân nửa, mẫu mã thì đa dạng bất ngờ. “Tất cả sản phẩm của chúng tôi đều có tem, nhãn rõ ràng, có đơn vị nhập khẩu hay địa chỉ cụ thể”, ông này cho biết.

Để qua mặt người tiêu dùng, người bán thường quảng cáo hàng gia công VN xuất khẩu hoặc hàng xách tay. Nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi, nguồn hàng VN xuất khẩu được “thải” ra từ các nhà máy VN gia công là có, tuy nhiên số lượng này không nhiều. Đây là những mặt hàng bị lỗi, hàng hư hỏng, hàng thải của các nhà máy.

Nguồn hàng chính trên thị trường hiện nay là do các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ tự lên, sử dụng nguyên phụ liệu dư thừa từ các nhà máy sản xuất. “Có thời điểm một cơ sở sản xuất có thể cho ra thị trường những sản phẩm nhái này lên đến hơn 1.000 cái/một thương hiệu.

"Từ khi Việt Nam trở thành nơi đặt nhà máy sản xuất các mặt hàng túi xách, cơ sở may túi xách chỉ sống bằng hình thức này” - giám đốc một thương hiệu sản xuất túi xách trong nước tiết lộ.

Tuy nhiên, nguồn hàng kém chất lượng nhất là hàng do các cơ sở tự lên hàng nhái và bắt chước từ giả nhãn hiệu với tên na ná cho đến giả mẫu mã, hình thức bên ngoài. Thậm chí giả nguyên sản phẩm. Ông Trần Bá Dũng, phó giám đốc công ty Hương Mi (nhãn hiệu Hami), cho biết về mặt hình thức dễ bị nhái nhất là kiểu dáng, sau đó là nhái tên.

Về chất lượng, hàng nhái được chăm chút kỹ từng chi tiết. Ví dụ về khóa kéo, hiện khóa kéo các sản phẩm của nhãn hiệu Hami được làm từ nhựa dẻo, khó đứt, gãy trong khi hàng nhái làm từ nhựa bình thường, dễ dập, gãy. Về khóa kéo là hàng nhập khẩu từ nước ngoài, khóa kéo thường chắc chắn và trơn đều.

Hiện nay chất liệu vải để sản xuất hàng thật cũng phải nhập về là chính, tuy nhiên hầu hết đều có thêm lớp vải dù lót bên trong để đảm bảo độ bền. Về đường chỉ may được may kỹ, chắc chắn và đều đặn hơn so với hàng nhái. Kiểu dáng bên ngoài thường in sắc nét, màu sắc rõ ràng và khó hư hỏng, mất màu so với hàng nhái, hàng giả hiện nay.

Các loại túi xách, balô giả được đưa ra thị trường thông qua tiểu thương ở một số chợ và một số đại lý, shop thời trang. Từ giá trị ban đầu khoảng 50.000 - 250.000 đồng/cái khi giao hàng cho tiểu thương ở chợ, các loại sản phẩm này được bán tăng giá lên gấp 5 - 6 lần, thậm chí cao hơn dưới mác hàng hiệu ngoại tại các cửa hiệu thời trang.

Mất thị phần hàng trong nước

Ông Nguyễn Trí Kiên - Giám đốc thương hiệu túi xách, vali Miti - cho biết xét về khía cạnh nào đó, những hàng giả, hàng nhái trên không chỉ làm ảnh hưởng đến chính thương hiệu bị làm giả, làm nhái mà còn đến thị phần của các doanh nghiệp đang cố gắng gầy dựng thương hiệu trong nước.

“Những chiếc túi xách thật sẽ có một vài chức năng chuyên biệt như trọng lượng siêu nhẹ, kích thước nhỏ gọn hay có những điểm nhấn như thiết kế đệm vai cắt lỗ để giảm tải cho vai và làm mát...

Tuy nhiên, chức năng chống thấm, chống sốc, siêu nhẹ không quá khó đối với một xưởng sản xuất túi xách ở VN vì những loại vải này trong ngành may túi xách quá phổ biến và trở thành tiêu chuẩn hiển nhiên. Vấn đề người VN cũng không có cơ hội xài hàng thật để có thể phân biệt đâu là hàng thật, hàng fake (hàng giả)”, ông Kiên nói.

Thị trường túi xách, balô, vali trong nước gần như bị bao phủ bởi túi xách giả khiến doanh nghiệp trong nước lao đao, doanh số giảm hẳn. Ngoại trừ dòng cặp xách, balô dành cho trẻ em còn cạnh tranh được, các dòng sản phẩm khác dường như bị mất thị phần. Điều này diễn ra với rất nhiều ngành hàng như giày dép, quần áo... nhưng ngành túi xách bị nặng hơn cả do đòi hỏi về chất lượng của người tiêu dùng không cao, lại ít cạnh tranh.

Theo Tuổi Trẻ

Cách phân biệt túi xách hàng hiệu Louis Vuitton thật giả

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap