【kuwait đấu với ấn độ】Biển người dự Lễ kỷ niệm 370 năm xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa
Sân khấu được dàn dựng quy mô và công phu. Ảnh: P.V |
Tối nay,ểnngườidựLễkỷniệmnămxâydựngvàpháttriểntỉnhKhánhHòkuwait đấu với ấn độ 1/4/2023, tại Quảng trường 2/4, thành phố Nha Trang, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Khánh Hòa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 370 năm xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa (1653 - 2023) và 48 năm Ngày Giải phóng tỉnh Khánh Hòa (2/4/1975 - 2/4/2023).
Đến dự Lễ kỷ niệm có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Trưởng Ban Kinh tếTrung ương Trần Tuấn Anh; Phó chủ tịch Nước Võ Thị Ánh Xuân; Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, cùng lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và địa phương, cùng hàng nghìn người dân.
Ông Nguyễn Hải Ninh, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa cho biết, Khánh Hòa là tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia về biển đảo của Tổ quốc, có diện tích tự nhiên 5.199,6 km2, dân số hơn 1,2 triệu người, 36 dân tộc anh em cùng đoàn kết chung sống… Biển và tiềm năng kinh tế biển là những nét nổi bật của Khánh Hòa. Ông Ninh đã ôn lại một chặng đường dài lịch sử, văn hóa đầy hào hùng của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Khánh Hòa tức lúc hình thành và phát triển cách đây 370 năm.
“Khánh Hòa là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Nơi đây lưu giữ nhiều giá trị di sản độc đáp như đàn đá Khánh Sơn, Tháp bà Ponagar, bia Võ Cạnh, Thành cổ Diên Khánh. Khánh Hòa là địa phương có tính đang dạ về bản sắc văn hóa, biển đảo, sông núi. Vùng đất nà cũng là nơi nuôi dưỡng những người con thuần hậu, hiền họa, thân thiện, bao dung; cũng là nơi nhà bác học vĩ đại Alexander Yersin coi là quê hương thứ hai, để sống một cuộc đời đầy ý nghĩa, với những đóng góp to lớn trong nghiên cứu khoa học cho thế giới…”, ông Ninh phát biểu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại Lễ kỷ niệm 370 năm xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: P.V |
Tại Lễ kỷ niệm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại, trong tiến trình cha ông ta khai sơn, phá thạch, mở đất, mở nước, với việc đặt dinh Thái Khang và phân chia các đơn vị hành chính ở vùng đất này vào năm 1653 được coi là mốc thời gian mở đầu cho sự xây dựng phát triển của Khánh Hòa ngày nay.
Khánh Hòa - vùng đất của “xứ Trầm, biển Yến”, nơi các thế hệ cư dân bằng lao động cần cù, tài hoa, khéo léo, sáng tạo, đã tạo ra các công trình đền, chùa, tháp, miếu... với kiến trúc và nghệ thuật độc đáo như: đàn đá Khánh Sơn, bia Võ Cạnh, thành cổ Diên Khánh, tháp Bà Ponagar... Người dân nơi đây hiền hòa, thân thiện, thuần hậu, phóng khoáng, trọng nghĩa, trọng tình, luôn thắm đượm tình yêu quê hương, đất nước và cũng đầy khí chất mạnh mẽ, kiên cường, sẵn sàng đấu tranh cho những giá trị cao đẹp. Khánh Hòa là quê hương của nhiều danh nhân, của “Khánh Hòa Tam Kiệt” với Trịnh Phong, Trần Đường, Nguyễn Khanh và là nơi nhà bác học nổi tiếng Alexander Yersin coi là quê hương thứ hai.
Khánh Hòa là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, nơi đây, ngay từ năm 1925, hai thầy giáo Hà Huy Tập, Ngô Đức Diễn đã đến dạy học và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (sau này đồng chí Hà Huy Tập là Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam).
Ngày 24/2/1930, chưa đầy 1 tháng sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa chính thức được thành lập. Từ đó, nhân dân Khánh Hòa đã anh dũng chiến đấu, không ngừng nỗ lực vươn lên dưới sự lãnh đạo của Đảng, đóng góp quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
Sự kiện có sự góp mặt của các nghệ sỹ nổi tiếng như Tùng Dương, Minh Hằng... |
Sau Ngày Giải phóng (2/4/1975), vượt qua khó khăn và hậu quả chiến tranh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Khánh Hòa đã phát huy truyền thống anh hùng, đoàn kết, nhất trí, năng động, sáng tạo, vươn lên, chuyển mình mạnh mẽ. Năm 1995, Khánh Hòa là một trong 09 tỉnh đầu tiên của cả nước có thu ngân sách trên 500 tỷ và từ năm 2003 đến nay, là một trong 18 tỉnh, thành phố tự cân đối ngân sách, có điều tiết về Trung ương. Hơn 3 năm qua, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 nhưng Khánh Hòa đã phục hồi mạnh mẽ, năm 2022, quy mô kinh tế đạt gần 96 nghìn tỷ đồng; GRDP tăng 20,7%, cao nhất cả nước; GRDP bình quân đầu người đạt 76,54 triệu đồng.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển nhanh với giao thông ngày càng thuận lợi; hệ thống đô thị thông minh, diện mạo nông thôn khang trang, sạch đẹp. Các khu du lịch ngày càng văn minh, hiện đại và sinh thái. Nha Trang, Khánh Hòa đã trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế.
Văn hóa - xã hội có bước tiến nhanh, các giá trị di tích lịch sử, văn hóa được bảo tồn, phát huy; các chính sách dân tộc, tôn giáo được thực hiện tốt; đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân ngày càng được nâng cao; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều năm 2022 chỉ còn 3,2%. Bảo vệ môi trường, ứng phó với thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu đạt nhiều kết quả tích cực. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chủ quyền biển, đảo được giữ vững. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ được quan tâm; phòng chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh. Công tác dân vận, hoạt động của Mặt trận, các đoàn thể không ngừng được đổi mới, góp phần củng cố, tăng cường niềm tin của Nhân dân với Đảng, chính quyền.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhiệt liệt chúc mừng, đồng thời biểu dương, đánh giá cao những nỗ lực và thành tựu của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Khánh Hòa đã đạt được trong chặng đường đã qua.
“Thế giới không ngừng thay đổi, đất nước ta đang chuyển mình mạnh mẽ. Giai đoạn phát triển mới mở ra tương lai xán lạn với vận hội lớn để Khánh Hòa bứt phá với tầm nhìn trở thành một thành phố giàu đẹp, văn minh, hiện đại, người dân có cuộc sống ấm hạnh phúc; một hình mẫu về kinh tế phát triển xanh, sinh thái và đa lĩnh vực như công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sáng tạo, nông nghiệp hữu cơ, kinh tế biển, dịch vụ, logistics chất lượng cao gắn với phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực và nhất là các loại hình du lịch đẳng cấp cao”, Thủ tướng phát biểu.
Theo Thủ tướng, đó không chỉ là ý chí, là quyết tâm, đó còn là tầm nhìn được kết tinh từ truyền thống lịch sử 370 năm; từ nền tảng hạ tầng kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội vững chắc; từ lợi thế có bao la biển rộng; có vịnh Nha Trang, Vân Phong, Cam Ranh nổi tiếng; có những bãi biển cát trắng với nắng chan hòa và sóng gió đại dương; có rừng xanh với nhiều sắc hoa và hương Trầm; có nhiều sản vật, công trình tuyệt tác của thiên nhiên và bàn tay, khối óc con người; và, có bản sắc văn hóa, tâm hồn người dân Khánh Hòa gắn bó với núi rừng, đồng bằng, sông nước và biển đảo.
Hàng nghìn người dân mãn nhãn với màn bắn pháo hoa chào mừng. Ảnh: Thanh Chung |
Sẵn có những tiềm năng, lợi thế đó nhưng để hiện thực hóa được khát vọng phát triển, trước hết, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Khánh Hòa cần tiếp tục gìn giữ, vun đắp cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố sự thống nhất trong Đảng bộ và cả hệ thống chính trị, tạo được sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân theo tinh thần “Tiền hô hậu ủng; nhất hô bá ứng; trên dưới đồng lòng; dọc ngang thông suốt” như đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh.
Quán triệt, cụ thể hóa và thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là Nghị quyết số 09 của Bộ Chính trị và các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, đưa Khánh Hoà trở thành “thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở phát huy cao độ tiềm năng và lợi thế về biển; là một cực tăng trưởng, trung tâm của khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước về kinh tế biển, công nghiệp công nghệ cao, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực và chăm sóc sức khoẻ chất lượng cao”.
Thứ hai, hoàn thiện bộ máy chính quyền tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, vì dân, gần dân, trọng dân gắn với tăng cường năng lực và phẩm chất của cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, tận tụy, trách nhiệm, vì nhân dân phục vụ. Phát huy tinh thần dân chủ, kỷ cương; kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, có cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tưkinh doanh, cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh gắn với chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin.
Thứ ba, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển xanh, sinh thái và sáng tạo. Tập trung xây dựng, quản lý và tổ chức thực hiện các quy hoạch bảo đảm tiến độ, chất lượng với tầm nhìn chiến lược. Đa dạng hóa, huy động tối đa, hiệu quả các nguồn lực xã hội và quyết liệt hơn nữa trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hợp lý, hiệu quả, nhất là các dự ánhạ tầng chiến lược, hạ tầng văn hóa, giáo dục, hạ tầng chuyển đổi số, hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo môi trường sống và môi trường làm việc thân thiện, hiệu quả, mở ra không gian để Khánh Hòa trở thành một động lực phát triển quan trọng của vùng, của đất nước, một điểm kết nối với khu vực và thế giới.
Tận dụng các tiềm năng và lợi thế, đầu tư phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn gắn với giữ gìn, phát triển và phát huy truyền thống cách mạng, lịch sử, văn hóa, con người tỉnh Khánh Hòa. Cách đây hơn 100 năm, Nhà bác học, bác sĩ Alexandre Yersin đã viết thư cho người bạn về vùng đất này, rằng: “Hãy đến đây với tôi, bạn sẽ thấy nơi này thú vị thế nào!”. Câu nói ngắn gọn, chân thành ấy gợi mở cho chúng ta phát triển Khánh Hòa trở thành nơi của tinh hoa hội tụ.
Thứ tư, phát triển kinh tế - xã hội lấy người dân làm trung tâm; người dân vừa là mục tiêu, động lực vừa là người được hưởng lợi từ thành quả phát triển. Không ngừng chăm lo phát triển y tế, giáo dục, đào tạo; thực hiện tốt chính sách người có công, gia đình chính sách, người yếu thế, bảo đảm an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau. Thực hiện chính sách dân tộc bình đẳng, giúp đỡ, tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số cùng phát triển, cùng tiến bộ, nhất là hai huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh.
Thứ năm, Khánh Hòa có vị trí trọng yếu về quốc phòng, an ninh do đó phát triển kinh tế - xã hội cần đặt trong sự bảo đảm quốc phòng, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội. Đẩy mạnh xây dựng và phát triển huyện đảo Trường Sa thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển; là pháo đài vững chắc bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thực hiện có hiệu quả ngoại giao kinh tế. Làm tốt công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.
“Khánh Hòa tự hào với lịch sử 370 năm đã qua và có một tương lai rực rỡ phía trước. Trách nhiệm của tất cả chúng ta là làm sao để tương lai tươi đẹp ấy tới nhanh hơn. Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ luôn sâu sát, đồng hành, ủng hộ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để Khánh Hòa phát triển, giàu mạnh.
Tôi tin tưởng rằng, với những thành tựu đạt được, những kinh nghiệm đã tích lũy được, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Khánh Hòa với khát vọng, quyết tâm, bản lĩnh và nghị lực, sẽ phát huy mạnh mẽ hơn nữa truyền thống tốt đẹp và những giá trị lịch sử, văn hóa, con người, khai thác hiệu quả các nguồn lực để tiếp tục có những bước phát triển nhanh, bền vững, để các thế hệ hôm nay và mai sau sẽ luôn tự hào về vùng đất “xứ Trầm, biển Yến”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Phát biểu đáp từ, ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa xin tiếp thu đầy đủ các ý kiến chủ đạo của Thủ tướng Chính phủ, để cùng tập thể Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, các cấp ủy, chính quyền và nhân nhân dân trong tỉnh quyết tâm thực hiện, tiếp tục phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử tốt đẹp, đoàn kết, chung sức, đồng lòng, quyết tâm tạo bứt phá mới trong phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng, thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045, với mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là nơi nhân dân có mức sống cao, hiền hòa và hạnh phúc, như nhiệm vụ mà Trung ương đã tin tưởng giao phó.
Cuối Lễ kỷ niệm, các đại biểu và người dân đã thưởng thức màn pháo hoa kéo dài hơn 10 phút.