TheậntrọngthànhlậpQuỹPháttriểnnhàtạiđịaphươtruc tiepketquabongdao Bộ Tài chính, trước mắt nên khuyến khích các địa phương thực sự có nhu cầu có thể thành lập và phát triển Quỹ Phát triển nhà tại địa phương. Tuy nhiên, cần tránh thành lập Quỹ một cách tràn lan, phân tán nguồn lực tài chính, hoạt động không hiệu quả.
Theo quy định về quy chế, điều lệ hoạt động của các quỹ tài chính địa phương (Quỹ Đầu tư phát triển địa phương; Quỹ Bảo lãnh tín dụng; Quỹ Phát triển nhà địa phương...), các Quỹ này hỗ trợ thông qua người đầu tư, cung cấp dịch vụ (được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước) qua đó góp phần hạ giá thành nhà ở xã hội, hỗ trợ gián tiếp đối với người mua nhà ở xã hội.
Đối với Quỹ Đầu tư bất động sản, Bộ Tài chính cho biết, hiện nay Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang dự thảo Thông tư hướng dẫn thành lập và quản lý Quỹ Đầu tư bất động sản. Đây là Quỹ Đầu tư bất động sản được tổ chức và hoạt động dưới 2 hình thức đó là Quỹ Đầu tư chứng khoán đại chúng và Công ty Đầu tư chứng khoán đại chúng.
Theo quy định tại dự thảo, Quỹ Đầu tư bất động sản đầu tư tối thiếu 65% giá trị tài sản ròng của Quỹ vào các bất động sản tại Việt Nam phù hợp với quy định, với mục đích cho thuê hoặc để khai thác nhằm mục đích lợi tức ổn định. Ngoài ra, Quỹ Đầu tư bất động sản không được thực hiện các hoạt động xây dựng, triển khai và phát triển bất động sản.
Bên cạnh đó, bất động sản trong danh mục của Quỹ phải đảm bảo các yêu cầu như: Bất động sản được phép đưa vào kinh doanh theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản; Tổng giá trị của các dự án trong quá trình xây dựng không được vượt quá 10% và Quỹ phải dành tối thiểu 90% lợi nhuận thực hiện trong năm để chi trả lợi tức cho nhà đầu tư...
Minh Anh