Ông Đào Việt Ánh - Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết như vậy khi trả lời phóng viên TBTCVN nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6).
PV: Thời gian qua,áochígiúpngườidânhiểurõchínhsáchbảohiểmxãhộket quả cup c2 đại dịch Covid-19 đã tác động không nhỏ tới nhiều lĩnh vực. Xin ông cho biết, công tác truyền thông chính sách của ngành Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam đã thay đổi hướng tiếp cận người dân và người lao động (NLĐ) như thế nào để phù hợp với yêu cầu của thực tiễn?
Ông Đào Việt Ánh:Covid-19 đã tác động tới mọi lĩnh vực đời sống, kinh tế - xã hội của Việt Nam thời gian qua, trong đó có ngành BHXH Việt Nam. Do tác động của Covid-19, việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của toàn ngành cũng gặp nhiều khó khăn.
Ông Đào Việt Ánh |
Tuy nhiên có thể thấy rằng, trong khó khăn đó, chính sách BHXH, BHYT càng thể hiện rõ vai trò “lưới an sinh” của mình. Xác định rõ vai trò, toàn ngành BHXH Việt Nam càng nỗ lực, quyết tâm thực hiện tốt mục tiêu kép, đó là vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, người dân tiếp cận thông tin thông qua hệ sinh thái Internet nhiều hơn. Xác định đây là một trong những kênh truyền thông hiệu quả, BHXH Việt Nam đã tiếp tục đẩy mạnh và phát huy hiệu quả truyền thông chính sách thông qua kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội (Facebook, Zalo),… để lan tỏa tới mọi người dân và NLĐ. Bên cạnh đó, ngành cũng kết hợp với hình thức tuyên truyền trực tiếp để vận động người dân tích cực tham gia BHXH tự nguyện và BHYT hộ gia đình trên cơ sở đảm bảo thực hiện nghiêm túc các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch.
Tại địa phương, các hình thức tuyên truyền được sử dụng nhiều là tuyên truyền theo nhóm nhỏ đến các cụm dân cư, hộ gia đình; qua hệ thống loa truyền thanh cơ sở, các cơ quan truyền thông, báo chí địa phương, trang tin điện tử của đơn vị; chỉ đạo cán bộ BHXH, nhân viên đại lý thu tích cực áp dụng hình thức tư vấn, đối thoại qua Facebook, Zalo, điện thoại… Ước 6 tháng đầu năm, toàn quốc đã có khoảng 6.500 cuộc tuyên truyền nhóm nhỏ; khoảng 110.000 lượt phát thanh qua hệ thống loa truyền thanh xã, phường, thị trấn; khoảng 12.000 tin, bài đăng tải trên Cổng thông tin điện tử BHXH các tỉnh tuyên truyền về BHXH, BHYT. Một số BHXH tỉnh đã tổ chức livestream tuyên truyền phát triển người tham gia BHXH tự nguyện trên Facebook như: Lâm Đồng, Thái Bình, Phú Yên, Tuyên Quang…
PV: Dịch bệnh làm thay đổi cách tiếp cận công tác truyền thông của ngành BHXH. Việc chủ động phối hợp và cung cấp thông tin cho báo chí của BHXH Việt Nam trong thời gian qua được thực hiện như thế nào để không bị gián đoạn trong thông tin chính sách, thưa ông?
Ông Đào Việt Ánh:Như tôi đã nói ở trên, dịch bệnh khiến cách tiếp cận trong công tác truyền thông của ngành BHXH Việt Nam thay đổi so với trước kia. Để đảm bảo công tác phòng dịch, chúng tôi không thể thường xuyên tổ chức các hội nghị cung cấp thông tin về chính sách BHXH, BHYT cho các phóng viên như trước kia. Thay vào đó, chúng tôi đã chủ động, kịp thời cung cấp thông tin của ngành bằng văn bản đến các cơ quan báo chí qua group Email, group Zalo của các phóng viên chuyên trách BHXH, BHYT và đội ngũ lãnh đạo, cán bộ truyền thông của BHXH các tỉnh, thành phố để phối hợp với các cơ quan báo chí truyền thông ở địa phương trong công tác truyền thông chính sách. Sự chủ động của ngành cũng như sự phối hợp tích cực của các cơ quan thông tấn, báo chí đã góp phần làm lên những kết quả đáng khích lệ của ngành BHXH Việt Nam trong thời gian qua.
PV: Vậy ông đánh giá như thế nào về hiệu quả công tác phối hợp truyền thông của báo chí đối với ngành BHXH Việt Nam trong thời gian qua, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19?
Ông Đào Việt Ánh:Để tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách BHXH, BHYT, trong thời gian qua, BHXH Việt Nam luôn xác định công tác thông tin, truyền thông là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành; đồng thời, ưu tiên tập trung mọi nguồn lực hợp lý để thực hiện tốt công tác này. Đặc biệt, công tác phối hợp truyền thông chính sách BHXH, BHYT với các cơ quan thông tấn, báo chí đã có nhiều đổi mới, đi vào chiều sâu và đạt được những kết quả nhất định.
Thực tiễn đã cho thấy, báo chí có vai trò rất quan trọng trong việc đưa chính sách an sinh của Đảng, Nhà nước đến với người dân. Có thể thấy, trong thời gian qua công tác phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình đã đạt được những kết quả về độ bao phủ rất tích cực. Những kết quả đó không thể không nhắc tới sự đóng góp không nhỏ của các cơ quan thông tấn, báo chí trong công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân.
PV: Xin cảm ơn ông!
Báo chí là kênh thông tin quan trọng giúp ngăn ngừa hành vi vi phạm “Báo chí cũng trở thành “kênh” thông tin quan trọng trong việc phát hiện, cảnh tỉnh, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật Bảo hiểm Xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và phòng chống tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ. Thông qua hàng loạt các bài viết phản ánh về tình hình trốn đóng, nợ đọng BHXH, trục lợi quỹ khám, chữa bệnh BHYT, thai sản... đã giúp các cơ quan chức năng có thêm thông tin để xử lý kịp thời và mang lại hiệu ứng tích cực trong việc tổ chức, thực hiện Luật BHXH, Luật BHYT”- ông Đào Việt Ánh - Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam. |
Vũ Luyện (thực hiện)